SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SHOPIFY VÀ WOOCOMMERCE (WORDPRESS) – MAIDO Agency

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SHOPIFY VÀ WOOCOMMERCE (WORDPRESS)

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SHOPIFY VÀ WOOCOMMERCE (WORDPRESS)

Cả hai đều là những người khổng lồ trong ngành Xây Dựng Website, nhưng mỗi bên phục vụ cho những nhu cầu rất khác nhau. 

Nếu bạn đang có dự định xây nên một trang web riêng cho doanh nghiệp thì chắc chắn phải biết về 2 nền tảng này. Bài viết này sẽ giúp bạn quyết định cái nào phù hợp với bạn hơn: Shopify hay WordPress.

1. Sự khác biệt giữa Shopify và WooCommerce(WordPress)

1.1. Shopify là gì?

Shopify được xây dựng dành riêng cho thương mại điện tử, vì vậy, nó chỉ được sử dụng để tạo cửa hàng trực tuyến (trái ngược với blog hoặc trang web cá nhân).

Được xây dựng dành cho các trang web thương mại điện tử, với tất cả các công cụ bán hàng bạn cần. Đặc biệt, không cần trả tiền cho việc Hosting hoặc bảo mật bên ngoài.

Tuy nhiên, bạn phải trả thêm phí giao dịch (0,5% – 2% mỗi giao dịch) trừ khi bạn sử dụng cổng thanh toán riêng của Shopify, Shopify Payments. Việc sử dụng không đơn giản để sử dụng như một nền tảng kéo và thả (như Wix).

1.2. WooCommerce là gì?

WooCommerce có một chút khác biệt, WooCommerce là giải pháp Thương mại điện tử mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới, được sử dụng trên nền tảng WordPress.

Có hai dạng – WordPress.com và WordPress.org.

WordPress.com là một nền tảng blog hoạt động theo cách giống như một trình xây dựng trang web, cho phép bạn dễ dàng tạo trang web của riêng mình. WordPress.org là phần mềm tự lưu trữ và nâng cao hơn nhiều về mặt kỹ thuật. Bạn có thể tạo bất kỳ loại trang web nào với WordPress.org – bao gồm cả các cửa hàng trực tuyến – vì vậy đây là phiên bản WordPress mà mình sẽ so sánh với Shopify.

Nền tảng này mạnh mẽ và linh hoạt hơn Shopify, cho phép tùy chỉnh hoàn toàn, dễ sử dụng hơn và nhiều tài nguyên hữu ích trực tuyến. Cần có kiến thức kỹ thuật khá, tốn khá nhiều chi phí để xây dựng hoàn chỉnh.

2. Shopify vs WordPress: Ưu và nhược điểm

2.1. Ưu điểm của Shopify

- Bạn không cần bất kỳ kiến thức kỹ thuật hoặc lập trình nào để sử dụng Shopify.
- Được xây dựng dành cho các trang web thương mại điện tử, vì vậy tất cả các công cụ bán hàng bạn cần đều được thiết lập cho bạn.
- Bạn không cần trả tiền cho việc Hosting hoặc bảo mật bên ngoài.

2.2. Nhược điểm của Shopify

- Bạn phải trả thêm phí giao dịch (0,5% – 2% mỗi giao dịch) trừ khi bạn sử dụng cổng thanh toán riêng của Shopify, Shopify Payments.
- Nếu bạn chọn thay đổi giao diện web, bạn sẽ phải định dạng lại nội dung của mình.
- Không quá cơ bản hoặc đơn giản để sử dụng như một nền tảng kéo và thả (như Wix).

2.3. Ưu điểm của WordPress

- Mạnh mẽ và linh hoạt hơn Shopify, cho phép tùy chỉnh hoàn toàn.
- Trình chỉnh sửa mới ‘Gutenberg’, giúp dễ sử dụng hơn một chút.
- Có rất nhiều tài nguyên hữu ích trực tuyến, cả từ các diễn đàn người dùng và các nhà phát triển chuyên nghiệp.Nhược điểm của WordPress.

2.4. Nhược điểm của WordPress

- Bạn cần có kiến thức kỹ thuật khá để sử dụng thuần thục.
- Để xây dựng hoàn chỉnh có thể tốn khá nhiều chi phí.
- Bạn cần chuẩn bị 1 vài thứ như Hosting (mình khuyên dùng Bluehost), bảo mật và tên miền.

3. Mức độ dễ dàng khi sử dụng

Lập trình là sự khác biệt lớn nhất khi nói đến Shopify và WordPress. Với Shopify, bạn có thể tạo và tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến của mình mà không cần biết một dòng mã nào.

Bạn sẽ bắt đầu bằng cách cho Shopify biết một chút về vị trí hiện tại của bạn – cho dù bạn đã bán hàng trực tuyến hay trực tiếp và nếu có thì doanh thu hiện tại của bạn là bao nhiêu.

Từ đây, bạn sẽ vào trang tổng quan của Shopify. Hãy coi đây giống như phòng điều khiển của bạn, từ đó bạn có thể quản lý mọi thứ liên quan đến cửa hàng trực tuyến của mình. Thậm chí còn có những lời nhắc và mẹo để giúp bạn biết cách sử dụng và nên bắt đầu từ đâu.

Thêm sản phẩm cực kì đơn giản. Bạn có thể thêm từng sản phẩm riêng lẻ – bằng cách tải lên ảnh chụp sản phẩm và thêm mô tả, giá và các biến thể (màu sắc, size,… – hoặc hàng loạt, bằng cách import Excel mẫu của Shopify với các trường thông tin sản phẩm.

Giao diện rất thân thiện mới người dùng, vì vậy bạn sẽ không gặp khó khăn khi nhập bất kỳ thông tin nào. Và ngay cả khi bạn gặp khó khăn, luôn có sự hỗ trợ dành cho bạn.

WordPress (WP) phức tạp hơn một chút. Đối với người mới bắt đầu, để sử dụng nền tảng bạn sẽ cần biết một vài dòng mã – ngay cả khi nó chỉ ở mức cơ bản. WP không tự nhiên được thiết lập để bán trực tuyến, vì vậy bạn sẽ cần cài đặt một plugin để làm cho trang web của bạn sẵn sàng cho thương mại điện tử.

Có rất nhiều plugin thương mại điện tử – chẳng hạn như WooCommerce, Ecwid và BigCommerce – Cho nên, điều quan trọng là phải dành một chút thời gian đọc chúng trước khi quyết định sử dụng. Việc tạo nội dung và thêm sản phẩm cũng khá đơn giản, nhưng khi nói đến việc tùy chỉnh giao diện trang web của bạn, mọi thứ có thể hơi phức tạp.

Lựa chọn Tốt nhất là dành nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả các thủ thuật của WordPress hoặc trả tiền cho một WebDeveloper (Lập Trình Viên) làm giúp bạn.

4. Chọn Shopify hay WooCommerce?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi liệu Shopify hay WooCommerce tốt hơn. Thật sự thì, Cả hai đều là những công cụ tuyệt vời để cung cấp sức mạnh cho website thương mại điện tử của bạn. Cả hai đều có ưu điểm và nhược điểm, nhưng sự khác biệt chính là cách nó vận hành.

Với Shopify, bạn sống và thở trên nền tảng của nó, trong khi WooCommerce cho phép bạn kiểm soát mọi thứ. WooCommerce có thể tiết kiệm chi phí hơn, nhưng Shopify là một giải pháp dễ dàng hơn. Không phải cái nào tốt hơn cái nào, mà đơn giản chỉ là sự lựa chọn tùy thuộc vào kỹ năng, ngân sách và mục tiêu mà bạn có.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng một trong hai hoặc cả hai nền tảng này nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu và cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với Maido Agency để nhận được tư vấn chi tiết nhất!

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin lưu ý, các bình luận phải được phê duyệt trước khi chúng được xuất bản