MARKETING CAMPAIGN DEFINITIONS AND CLASSIC EXAMPLES – MAIDO Agency

MARKETING CAMPAIGN DEFINITIONS AND CLASSIC EXAMPLES

MARKETING CAMPAIGN DEFINITIONS AND CLASSIC EXAMPLES

Chiến lược Marketing là gì? Chiến lược Marketing bao gồm những gì? Có tầm quan trọng như thế nào? Tất cả sẽ được The7 giải đáp trong bài viết này, bạn hãy đọc ngay để sớm tiếp thị sản phẩm/dịch vụ và xây dựng thương hiệu thành công.

 

Chiến lược Marketing hay chiến lược tiếp thị là gì?

Chiến lược Marketing được hiểu là bản kế hoạch hoàn chỉnh có từng bước cụ thể nhằm xây dựng thương hiệu, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp/công ty. Một chiến lược tiếp thị giúp cho công ty có thể tập trung được mọi nguồn lực vào cơ hội tốt nhất nhằm gia tăng doanh số bán hàng.

 


Tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị
Đến đây hẳn bạn đã biết được khái niệm chiến lược Marketing. Vậy tầm quan trọng của chiến lược Marketing là gì? Chiến lược này giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển, tăng doanh số bán hàng, nghiên cứu khách hàng, củng cố thị trường mục tiêu, đáp ứng nhu cầu khách hàng và định vị thương hiệu. Cụ thể:

  • Tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp: Chiến lược tiếp thị giúp đơn vị bạn đẩy mạnh quá trình phân phối dịch vụ, hàng hóa/sản phẩm tạo ra lợi nhuận tốt nhất.

  • Nghiên cứu khách hàng: Không những vậy, chiến lược tiếp thị còn được xây dựng để nghiên cứu sở thích, hành vi của khách hàng. Từ đó đưa ra các phân tích chi tiết nhằm mục đích phát triển thị trường.

  • Duy trì sự phát triển: Một số những Marketing chiến lược được đề xuất hướng tới việc định hướng phát triển và duy trì cơ cấu hoạt động của công ty.

  • Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Ngoài ra, việc nghiên cứu và thực hiện chiến lược vượt xa nhu cầu người tiêu dùng sẽ giúp xây dựng sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

  • Củng cố thị trường mục tiêu: Việc làm này giúp giá trị doanh nghiệp/công ty được bảo đảm với nhóm khách hàng mục tiêu đơn vị bạn hướng đến trong thị trường.

  • Định vị thương hiệu công ty: Giá trị của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên hình ảnh thương hiệu. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần có những hoạt động để định vị thương hiệu với khách hàng.

 

Các thành phần cơ bản trong chiến lược Marketing là gì?

Để hiểu rõ hơn về định nghĩa chiến lược Marketing, chúng ta cần nắm rõ về các thành phần cơ bản trong đó. Vậy chiến lược Marketing gồm những gì? 

Các chiến lược Marketing cơ bản bao gồm thị trường mục tiêu, hoạt động kinh doanh, định vị giá trị, mục tiêu và tương tác. Cụ thể:

1. Thị trường mục tiêu

Đây chính là điểm hướng tới của những kế hoạch cũng như hoạt động tiếp thị. Trước khi đề xuất chiến lược Marketing, công ty cần xác định thị trường mục tiêu rõ ràng. Khi càng hiểu rõ về thị trường mục tiêu, khả năng thành công của những chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp càng cao hơn.

Nắm rõ những động lực thúc đẩy, rào cản và thách thức trong việc mua hàng của người tiêu dùng sẽ giúp cho việc vận hành các chiến lược Marketing hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro không đáng và có tỉ lệ thành công cao.

2. Hoạt động kinh doanh

Đây là một trong các chiến lược Marketing hiệu quả nhất hiện nay. Bất kể công ty kinh doanh về dịch vụ hay sản phẩm nào, chiến lược tiếp thị sẽ luôn hướng tới các giải pháp tốt nhất cho người tiêu dùng. Chiến lược Marketing giúp công ty xây dựng một bức tranh tổng thể của quá trình tiếp cận, đồng thời thay đổi được nhận thức, thể hiện giá trị dịch vụ/sản phẩm đơn vị mang đến cho khách hàng.

3. Định vị giá trị

Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, mỗi công ty đều đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Giúp doanh nghiệp có điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh là mục đích quan trọng của chiến dịch Marketing. Hay nói cách khác chiến dịch này giúp doanh nghiệp khẳng định được giá trị cũng như tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường.

4. Mục tiêu của chiến lược tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh 

Công ty cần bảo đảm sự phù hợp giữa các mục tiêu Marketing và chiến lược kinh doanh tổng thể. Khi những yếu tố này được đảm bảo, công ty có thể xác định, tập trung vào những  hoạt động tiếp cụ thể, giúp cho tỷ lệ hoàn thành mục tiêu sẽ cao hơn. Hơn nữa, việc xác định mục tiêu tiếp thị chính xác còn được dùng để làm tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của hoạt động Marketing.

5. Tương tác

Đây là một trong các chiến lược trong trong Marketing giúp doanh nghiệp tương tác với các kênh liên lạc, giao tiếp với thị trường mục tiêu. Những kênh liên lạc này có thể hoạt động trực tuyến hoặc ngoại tuyến.

Việc xây dựng chiến lược tiếp thị chi tiết, cụ thể, rõ ràng giúp công ty định hướng được kế hoạch về ngân sách và nguồn lực. Những chiến lược này sẽ được vận hành đúng mục tiêu, đối tượng và hiệu quả.

 

 

8 loại chiến lược tiếp thị cơ bản

Để lên kế hoạch, thực hiện và quản lý chiến lược hiệu quả, trước nhất bạn cần nắm được các nhóm chiến lược Marketing cơ bản. Chúng bao gồm: Phân khúc, định vị thương hiệu, sản phẩm, cạnh tranh, nội dung, khách hàng thân thiết, tiếp thị trực tiếp và kỹ thuật.

 

1. Chiến lược tiếp thị phân khúc

Chiến lược này được chia thành 3 phân khúc là khác biệt hóa, tập trung và đại trà.

  • Khác biệt hóa: Thường được vận hành với mức chi phí cao, tuy nhiên xét về hiệu quả thì chiến lược này giúp thỏa mãn được những nhu cầu cụ thể của mỗi phân khúc doanh nghiệp đã lựa chọn.

  • Tập trung: Chỉ duy nhất phân khúc khách hàng được chọn lựa, hoạt động chiến dịch tiếp thị này chỉ thực hiện trên phạm vi xác định, những nghiên cứu sẽ tập trung vào duy nhất một nhóm đối tượng.

  • Đại trà: Thường được dùng cho những hoạt động, chiến lược bao quát để tiếp cận lượng lớn khách hàng.

 

2. Định vị thương hiệu

Chiến lược tiếp thị này gồm việc xác định những nhìn nhận của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Cùng với đó là những đặc tính công ty định hướng xây dựng bên trong nhận thức của khách hàng. Tiếp thị định vị gồm:

  • Lợi ích: Dựa trên lợi ích dịch vụ và sản phẩm đem đến cho khách hàng.

  • Danh mục: Bạn có thể hiểu là xác định vị trí đứng đầu trên lĩnh vực nào đó.

  • Giá cả, chất lượng: Định vị về chất lượng dịch vụ/sản phẩm kèm với đó là các định giá khác nhau.

  • Ứng dụng: Cách dùng hay ứng dụng dịch vụ theo phương thức hoạt động riêng.

  • Thuộc tính: Tức là định vị các thuộc tính đặc trưng.

  • Đối thủ: Định vị thông qua quá trình so sánh những dịch vụ của đối thủ, đây là chiến lược tiếp thị cổ điển.

Như vậy với chiến lược Marketing định vị, công ty cần nhận định rõ hướng đến mục đích. Tức là định vị công ty, thương hiệu hay người tiêu dùng.

 

3. Chiến lược tiếp thị sản phẩm

Chiến lược này được hình thành dựa trên chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing 4P). Nghĩa là sử dụng ảnh hưởng quan trọng để đạt mục đích thương mại mà công ty đang hướng đến. Chiến lược này gồm:

  • Product: Phân tích về ưu nhược điểm của sản phẩm trong doanh nghiệp, các lợi thế cạnh tranh và chức năng của dịch vụ trên thị trường.

  • Price: Phân tích giá sản phẩm của đối thủ và đưa ra các định giá phù hợp cho dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

  • Place: Xây dựng, phát triển những kênh phân phối cho dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời xác định những kênh phân phối chính cũng như đẩy mạnh phân phối sản phẩm.

  • Promotion: Là những hoạt động xúc tiến việc bán hàng, chiến lược tiếp thị dịch vụ thông qua kênh Marketing kỹ thuật số lẫn truyền thống.

Đối với những ngành dịch vụ, chiến dịch tiếp thị hỗn hợp được áp dụng phân tích dựa trên Marketing 7P (People- con người, Physical- cơ sở vật chất, Process- quy trình).

 

4. Chiến lược tiếp thị nội dung

Chiến lược tiếp thị này giúp tạo ra nội dung giá trị, ý nghĩa được chọn lọc qua kế hoạch của công ty/doanh nghiệp. Những nội dung thường được xây dựng từ thông tin dịch vụ/sản phẩm, các hoạt động doanh nghiệp, chủ đề có liên quan tới lĩnh vực,…

 

5. Chiến lược tiếp thị cạnh tranh

Chiến lược này luôn tập trung vào những hoạt động để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Khi thực hiện những chiến lược cạnh tranh, công ty bạn cần xác định vị trí của mình và đối thủ để đưa ra được kế hoạch tối ưu nhất và quản lý chiến lược hiệu quả.

  • Nếu công ty xếp trên các đối thủ cạnh tranh, bạn nên đưa ra mục đích duy trì vị trí.

  • Trường hợp đối thủ cạnh tranh xếp trên doanh nghiệp bạn, hãy tập trung việc tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Đối với một số trường hợp, chiến lược Marketing này cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới công ty. Chính vì thế, trước khi bắt đầu chiến dịch, bạn cần nghiên cứu kỹ về thị trường đối thủ cũng như người tiêu dùng để được bảo đảm.

 

 

6. Khách hàng thân thiết

Chiến lược Marketing này được xây dựng hướng tới những khách hàng thân thiết, nhằm duy trì lòng trung thành người tiêu dùng. Đây là chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp bạn lôi kéo những khách hàng rời bỏ dịch vụ của đối thủ, đồng thời giữ chân người dùng bằng sự phục vụ chu đáo và chất lượng bảo đảm.

 

7. Chiến lược tiếp thị trực tiếp

Tiếp thị trực tiếp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tương tác giữa với khách hàng. Quá trình tiếp xúc với người tiêu dùng giúp công ty có nhận định rõ ràng hơn về ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần cải thiện và góp phần xây dựng được hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp với công chúng.

 

8. Chiến lược kỹ thuật số

Chiến lược Marketing dưới sự bùng nổ của kỹ thuật số được xây dựng phổ biến hơn qua nền tảng này. Cụ thể:

  • Tiếp thị được dùng để thu hút, cũng như chuyển đổi khách hàng theo cách tự nhiên qua giá trị về nội dung.

  • Dùng mạng xã hội như kênh bán hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tương tác, đồng thời kết nối với khách hàng.

  • Marketing kỹ thuật số giúp người tiêu dùng tiếp cận với công ty dễ dàng, cập nhật sự kiện, tin tức của doanh nghiệp nhanh chóng hơn.

Khi dùng một số chiến lược Marketing về kỹ thuật số, doanh nghiệp/công ty cần có hoạch định rõ ràng, cụ thể về mục tiêu của chiến lược. Đồng thời bạn cũng nên linh động trong việc thực hiện các phương án và bảo đảm có nguồn ngân sách phù hợp.

 

MỘT SỐ CHIẾN DỊCH MARKETING ĐÁNG THAM KHẢO

#Metoo – Gillette

Đối với chiến dịch này, Gillette đã tạo một bộ phim ngắn đề cập đến phong trào #MeToo và các vấn đề trong xã hội như quấy rối tình dục, bắt nạt và nữ quyền. 

Quảng cáo này không chỉ thu hút sự chú ý xung quanh phong trào #MeToo mà còn nêu bật cam kết của Gillette đối với chính nghĩa. Với sự ra mắt của chiến dịch, Gillette cũng thông báo rằng họ sẽ quyên góp 1 triệu đô la mỗi năm trong ba năm tiếp theo. 

Chiến dịch này là một thành công lớn đối với Gillette về mức độ nhận biết thương hiệu trên các mặt trận social media. Chỉ một tuần sau khi tung video, Gillette đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt đề cập trên mạng xã hội, so với chỉ 10.000 lượt của tuần trước. 

Chiến dịch của Gillette là một ví dụ tuyệt vời về cách các thương hiệu có thể tiếp cận và lên tiếng ủng hộ các vấn đề xã hội nhạy cảm có tác động lớn nhất đến nhận thức về thương hiệu của họ.

 

 

Pepsi Ngõ – Pepsi

Nói đến các ví dụ về chiến lược marketing nổi bật trên social media thì Việt Nam cũng hề kém cạnh. 

Năm 2020, với sự phổ biến mạnh mẽ của nhạc Rap, Pepsi đã kết hợp cùng nam ca sĩ Việt Max để cho ra một ví dụ về chiến lược marketing trên social media vô cùng chất lượng. 

Bao bì sản phẩm được thay đổi nổi bật với phiên bản giới hạn, hình ảnh sinh động với đời sống của những người trong con ngõ nhỏ đã được tái hiện đầy độc đáo và mới lạ. 

“Ngõ nhỏ, có Pepsi”, thông điệp nói lên tất cả sự gần gũi và bình dị nhất mà thương hiệu này muốn mang lại. 

Đây cũng là tên của bộ phim ca nhạc ngắn phát hành trên Youtube và đạt được hàng triệu lượt xem tính đến nay, cũng như độ phủ sóng rộng lớn trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook hay Instagram. 

 

 

Quán ngon quận mình – Baemin

Giữa năm 2020, đoàn quân xanh Baemin đã gặt hái không ít tiếng vang với chiến dịch “Quán ngon quận mình” khi kết hợp video viral cùng nam MC Trấn Thành.

Với giọng kể đầy triết lý và kịch bản mướt mát, lồng ghép khéo léo giữa 2 khái niệm “Tình yêu” và “Ẩm thực”, một lần nữa Baemin đã khắc họa thành công câu nói “Yêu là đi qua bao tử”. 

 

 

Chiến dịch là một trong những ví dụ về chiến lược marketing tiêu biểu trên social media của Việt Nam và đã lọt vào top 10 chiến dịch Social media nổi bật do Buzzmetrics bình chọn.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin lưu ý, các bình luận phải được phê duyệt trước khi chúng được xuất bản